Mặc dù Methanol (CH3OH) có nhiều đặc điểm giống Ethanol (CH3CH2OH), song Methanol rất nguy hiểm khi sử dụng trong một lượng lớn. Trong quá trình lên men, Methanol có hình thành trong một lượng rất nhỏ & vẫn an toàn để sử dụng trong bia hoặc rượu.
Tuy nhiên, khác với Ethanol, khi Methanol được tiêu thụ, chúng sẽ được chuyển hoá thành Axit formic, chất được tìm trong nọc độc của kiến. Khi một lượng Axit Formic lớn được tích tụ, chúng sẽ gây ra các vấn đề trong cơ thể như làm hư gan kèm theo một số triệu chứng khác như tổn thương thần kinh, mù vĩnh viễn, và suy thận.
Dưới đây là một số cách để phòng ngừa ngộ độc Rượu có chứa Methanol:
- Hạn chế sử dụng rượu, bia vì đây là chất độc hại, ảnh hưởng xấu tới gan, tim mạch, não bộ,...
- Mỗi người chỉ nên uống 1 đơn vị rượu mỗi ngày. Cụ thể, chỉ nên uống 300 - 350ml bia (nồng độ 4%), 150 - 200ml rượu sâm panh (nồng độ 11%), 50ml rượu có màu (nồng độ 17 - 20%) hoặc 25ml rượu trắng (nồng độ 35 - 40%);
- Thận trọng khi sử dụng rượu, chỉ mua rượu tại các địa chỉ uy tín, có thông tin nguồn gốc rõ ràng;
- Không uống rượu tự pha chế, tự ngâm với lá, rễ cây, động vật,... mà không rõ thành phần, xuất xứ hay công dụng;
- Không uống rượu có hàm lượng methanol > 0,1%;
- Không uống rượu khi đang đói;
- Không uống rượu kèm với các loại nước có ga;
- Không uống rượu khi đang sử dụng các loại thuốc như: Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, các nhóm kháng sinh Cephalosporin, nhóm Phenicol (Chloramphenicol), nhóm Azol (như Metronidazol), thuốc kháng viêm không steroid thế hệ cũ (như Diclofenac, Ibuprofen,...);
- Phụ nữ có thai và cho con bú không nên uống rượu;
- Nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm độc Methanol để kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu tại các cơ sở y tế.
Hi vọng bài viết sẽ giúp mọi người tránh được những nguy cơ ngộ độc Rượu có chứa Methanol, nhất là trong những ngày cận tết sắp tới !!!
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/vi-sao-ruou-methanol-co-gay-ngo-doc/